Đề thi chuyên môn Địa lý Trường Lý Tự Trọng

Đây là đề chuyên địa, các bạn hãy tham khảo:

Chuyên Địa 2006-2007

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO       KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

  THÀNH PHỐ CẦN THƠ           TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

        ______________                                 NĂM HỌC: 2006-2007

ĐỀ CHÍNH THỨC

                                                                     Khoá ngày: 20/6/2006

 

 

                                                                          MÔN: ĐỊA LÝ

                                              Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

 

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI:

  • Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận).
  • Đối với phần trắc nghiệm:
  • Đối với câu trắc nghiệm có đủ 4 ý: Nếu thí sinh chọn ý a, hoặc ý b, hoặc ý c, hoặc ý d, thì ghi vào bài làm như sau:

Ví dụ: Câu 1: thí sinh chọn ý a thì ghi: 1 + a.

  • Đối với câu trắc nghiệm không đủ 4 ý: Nếu trường hợp thí sinh chọn ý d) Kết quả khác là:. . . . . . ., thì ghi vào bài làm như sau:

Ví dụ: Câu 9: thí sinh chọn ý d thì ghi: 9 + d:. . . . . . . . (ghi kết quả đã tính vào dấu . . . . . . .).

 

Đề thi có hai trang:

 

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Bản đồ nào là bản đồ có tỉ lệ lớn nhất?

            a) Bản đồ có tỉ lệ 1: 6.000.000.                               b) Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000.

            c) Bản đồ có tỉ lệ 1: 500.000.                                  d) Bản đồ có tỉ lệ 1: 60.000.

Câu 2: Môi trường đới nóng nằm trong khoảng vĩ độ:

            a) Từ 350B đến 350N.                                              

b) Từ 370B đến 370N.

            c) Từ 100B đến 100N.

            d) Giữa 2 đường chí tuyến Bắc và Nam, có ranh giới dạng lượn sóng không đều.

Câu 3: Địa hình đá vôi nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào?

            a) Vùng núi Tây Bắc.                                     b) Vùng núi Trường Sơn Nam.

            c) Vùng núi Đông Bắc.                                              d) Vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 4: Tự nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng, nguyên nhân chính là do:

            a) Sự hoạt động của gió mùa.

            b) Lãnh thổ nằm trên bán đảo.

            c) Địa hình phức tạp, lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ tuyến.

            d) Tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 5: Chăn nuôi bò có quy mô lớn nhất ở:

            a) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

            b) Vùng đồng bằng Bắc Bộ.

            c) Vùng Đông Nam Bộ.

            d) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 6: Dịch vụ tiêu dùng là dịch vụ:

            a) Bưu chính viễn thông.                                           b) Tài chính, tín dụng.

            c) Dịch vụ cá nhân và cộng đồng.                             d) Văn hoá, y tế.

Câu 7: Cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng được thể hiện:

            a) Có nhiều ngành công nghiệp.

            b) Có nhiều sản phẩm công nghiệp trên thị trường.

            c) Có nhiều thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp.

            d) Có nhiều địa phương phát triển công nghiệp.

Câu 8: Trong các loại hình giao thông vận tải, loại hình giao thông nào phát triển mạnh  nhất ở nước ta:

            a) Giao thông đường hàng không.                            b) Giao thông đường bộ.

            c) Giao thông đường sắt.                                          d) Giao thông đường biển.

Câu 9: Một trận đấu bóng đá được tổ chức ở Cộng hòa Liên bang Đức vào lúc 15 giờ ngày 20/6/2006 thì ở Việt Nam là mấy giờ, ngày nào? Cho biết Việt Nam ở múi giờ 7, Cộng hòa Liên bang Đức ở múi giờ 1:

a) 1 giờ, ngày 21/6/2006.                                         b) 23 giờ, ngày 20/6/2006.

c) 16 giờ, ngày 20/6/2006.                                       d) Kết quả khác là:. . . . . . . .

Câu 10: Ở nước ta: năm 1999 có tổng số dân là 76,3 triệu người, đến năm 2003 có tổng số dân là 80,9 triệu người. Hỏi tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình hàng năm từ 1999 đến 2003 là bao nhiêu %?

a) 4,6%                                                                       b) 1,06%

c) 1,46%                                                                    d) Kết quả khác là:. . . . . . . .

 

II- PHẦN TỰ LUẬN: (16 điểm)

Câu 1: (6 điểm)

                        Nêu đặc điểm phân bố dân cư, nguồn lao động, vấn đề việc làm ở nước ta và hướng giải quyết hiện nay như thế nào?

Câu 2: (5 điểm)

                        Hãy so sánh về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 vùng: Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.

Câu 3: (5 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau đây:

Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002

                                                                                                            Đơn vị: %

 

1991

1993

1995

1997

1999

2001

2002

Nông, lâm, ngư nghiệp

40,5

29,9

27,2

25,8

25,4

23,3

23,0

Công nghiệp – xây dựng

23,8

28,9

28,8

32,1

34,5

38,1

38,5

Dịch vụ

35,7

41,2

44,0

42,1

40,1

38,6

38,5

 

            Các em hãy:

  • a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002.
  • b) Qua biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002.

 

———- HẾT ———-

 

Ghi chú: – Thí sinh được sử dụng máy tính bỏ túi trong phòng thi.

               – Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

 

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC – ĐAO TẠO TP.CẦN THƠ

HƯỚNG DẪN CHÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN

MÔN: ĐỊA LÝ – NĂM HỌC 2006-2007

Khóa ngày 20 tháng 6 năm 2006

____________________

 

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Từ câu 1 đến câu 8: mỗi câu 0,25 điểm.

 

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8

b

d

a

c

a

c

a

b

 

Câu 9: d) Kết quả khác là: 21 giờ, ngày 20/6/2006 (1 điểm).

Câu 10: c) 1,46%. (1 điểm)

 

II- PHẦN TỰ LUẬN: (16 điểm)

Câu 1: (6 điểm)

* Đặc điểm:

– Phân bố dân cư:

            + Mật độ dân số nước ta ngày một tăng. Năm 1989, mật độ dân số nước ta là 195 người/ km2. Đến năm 2003, mật độ dân số đã lên 246 người/km2.

            + Vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ dân số rất cao; miền núi dân cư thưa thớt. Năm 2003, mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng là 1192 người/km2, thành phố Hồ Chí Minh là 2664 người/km2, Hà Nội là 2830 người/km2.

            + Dân cư tập trung quá nhiều ở nông thôn 74%, còn ở thành thị chỉ 26%.

– Nguồn lao động:

            + Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động.

            + Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.

            + Trong giai đoạn 1991-2003, số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.

            Tuy nhiên, nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều đó cũng gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.

– Vấn đề việc làm:

            + Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

            + Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn.

            + Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao khoảng 6%.

* Hướng giải quyết:

– Phân bố lại dân cư giữa miền đồng bằng và miền núi.

– Xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp và các trung tâm công nghiệp chế biến ở miền núi và cao nguyên để thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.

– Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

– Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

– Mở các trường dạy nghề, lập các trung tâm giới thiệu việc làm… .

 

Câu 2: (5 điểm)

 

 

Đồng bằng sông Hồng

Đông Nam Bộ

 

 

 

Điều kiện tự nhiên

– Đất phù sa màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào.

– Nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể. Nguồn tài nguyên biển đang được khai có hiệu quả: nuôi trồng, đánh bắt, du lịch…

– Địa hình thoải, đất badan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt

– Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

 

 

 

 

Thế mạnh kinh tế

– Nghề trồng lúa nước có trình độ thâm canh cao.

– Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn.

– Vụ đông với nhiều cây trồng ưa lạnh trở thành vụ sản xuất chính.

– Khai thác khoáng sản. Đánh bắt hải sản. Giao thông, dịch vụ, du lịch biển…

– Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

– Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, dịch vụ, du lịch biển.

 

Câu 3: (5 điểm)

a) Vẽ biểu đồ:

– Veõ bieåu ñoà mieàn:

– Ñeïp, chính xaùc, chuù yù khoaûng caùch naêm, chuù thích vaø teân bieåu ñoà ñaày ñuû.

b) Nhận xét và giải thích:

* Nhận xét:

– Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: năm 1991 từ 40,5% xuống còn 23% (2002).

– Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất: từ năm 1991 – 2002 từ 23,8% tăng lên 38,5%. Còn ngành dịch vụ tăng, giảm không đều: từ năm 1991-1995 tăng từ 35,7% lên 44%, nhưng từ 1995-2002 giảm từ 44% xuống còn 38,5%.

* Giải thích:

– Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, chứng tỏ nước ta đang chuyển dần từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp.

– Do sự tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

___________________

 

 

 

 

 

Chuyên Địa 2007-2008

     

SỞ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

NĂM HỌC 2007-2008

Khoá ngày : 20/6/ 2007

 

                               

                                                                                                   MÔN: ĐỊA LÝ

                                                                Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề )

 

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI

 

  • Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát ( cả phần trắc nghiệm và tự luận ).
  • Đối với phần trắc nghiệm :

            + Các câu trắc nghiệm có 4 ý trả lời, thí sinh chọn ý đúng nhất và ghi vào giấy thi như sau : Ví dụ câu 1 : Thí sinh chọn câu a) đúng thì ghi : Câu 1 + a.

                                    Nếu chọn ý d) Đáp số khác thì ghi 1+ d : ghi đáp số vào.

            + Các câu trắc nghiệm yêu cầu nối các ý thích hợp thí sính ghi như sau :

               Ví dụ:  Câu 9 : 1+ b , 2+ c ,  3+ d,…….

                                                    Đề thi gồm có hai trang

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:   ( 5 điểm)

          Câu 1: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km .Trên  một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được là  7 cm. Hỏi bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu ?

          a )  1 :  500.000                                    b )  1 : 1.500.000

          c )  1 :  700.000                                 d )  Đáp số khác:…

          Câu 2 : Ở nửa cầu Nam mùa hạ bắt đầu từ ngày :

          a )  21/3  – 22/6                                    b)  22/12 – 23/9

          c )  23/9  – 22/12                                 d)  Đáp số khác….

Câu 3: Một hành khách lên máy bay từ Việt Nam (múi giờ thứ 7) vào lúc 7 giờ ngày 11/1/2007 để đi Pa ri (múi giờ thứ 1).Thời gian bay là 12 giờ,khi đến Pa ri hành khách nầy phải chỉnh lại đồng hồ là mấy giờ,ngày nào ?

          a) 1 giờ, ngày 10/1/2007   .                  b) 12 giờ, ngày 12/1/2007.

          c) 19 giờ, ngày 11/1/2007.                   d) Đáp số khác:….         

Câu 4: Dân số nước ta năm 1999 là 78 triệu người (lấy tròn số).Các con sông ở Việt Nam cung cấp mỗi năm 839 tỉ m3 nước . Hỏi lượng nước sông trung bình mỗi người  Việt Nam được cung cấp trong một năm là bao nhiêu ?

          a ) 929 m3                                          b ) 92.967 m3

          c ) 1.075.641 m3                                 d ) Đáp số khác:…

          Câu 5:  Năm 1999 dân số nước ta là 78 triệu người ( lấy tròn số ) , tỉ lệ nữ là

50,8 %. Hỏi số lượng nam của nước ta năm 1999 là bao nhiêu ?

          a )   39.565.000 người                         b ) 38.376.000 người

          c )   38.650.000 người                         d ) 39.624.000 người.

          Câu 6: Dòng sông nào từ Tây Nguyên chảy về miền Đông Nam Bộ ?

          a) Sông Ba                                         b ) Sông Xê Xan

          c) Sông Xrê Pôk                                d ) Sông Đồng Nai

          Câu 7:  Một điểm A nằm trên kinh tuyến 90 0 thuộc nửa cầu Đông ,vĩ tuyến 40O phía trên đường xích đạo,cách viết tọa độ địa lý điểm đó là:

                

a)   40­­­oB               b)    90 o T           c)    90o Đ          d) Đáp án khác….

                90 oĐ                      40o B                40 o B       

Câu 8 : Ba trung tâm công nghiệp lớn nhất của Đông Nam Bộ là:

  • a) Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương
  • b) Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Phước.
  • c) Thành Phố Hồ Chí Minh- Bình Dương- Bình Phước
  • d) Đáp án khác….

          Câu 9 : Nối các địa điểm du lịch nổi tiếng  với các vùng lãnh thổ thích hợp :

          1/  Sa Pa                                            a) Đồng bằng Sông Hồng

          2/  Đồ Sơn                                         b) Nam Trung Bộ

          3/  Phong Nha- Kẻ Bàng                     c) Miền núi và Trung du Bắc Bộ

          4/  Nha Trang                                     d) Bắc Trung Bộ                               

Câu 10: Nối tên các vườn quốc gia với các tỉnh ( thành phố) nơi có vườn quốc gia sao cho phù hợp :

          1/  Cúc Phương                                  a) Tỉnh Vĩnh Phúc

          2/  Cát  Bà                                          b) Tỉnh Hà Tây

          3/  Ba Vì                                            c) Thành phố Hải Phòng

          4/ Tam Đảo                                        d) Tỉnh Ninh Bình

       

II . PHẦN TỰ LUẬN :   ( 15 điểm)

          CÂU 1: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta . Những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là những ngành nào  ?           (  6 điểm)

CÂU 2:  Giải thích vì sao vùng kinh tế Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế năng động nhất của nước ta ?         (4 điểm)

          CÂU 3: Cho bảng số liệu dưới đây :

          Hiện trạng sử dung đất ở Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long

                                                    năm 2002

                                                                                  ( Đơn  vị : Nghìn ha )

Loại đất

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất chưa sử dụng

Tây Nguyên

1287,9

3016,3

182,7

960,6

Đồng bằng sông Cửu Long

2961,5

361,0

336,7

314,2

                  

  • a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2002.
  • b) So sánh và giải thích việc sử dụng đất ở hai vùng trên. ( 5 điểm)

— Hết—

      Ghi chú: – Thí sính được sử dụng máy tính bỏ túi trong phòng thi.

                   – Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

 

SỞ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

 

          KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

NĂM HỌC 2007-2008

Khoá ngày : 20/6/ 2007

 

 

 

                               HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÝ

 

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:       (5 điểm)

            Mỗi câu trắc nghiệm cho 0,5 điểm.

            Nếu học sinh chọn kết quả khác thì phải ghi kết quả vào mới cho điểm.

           

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

b  –       1 :  1.500.000

2

d  –    22/12 – 21/3

3

d  –    13 g ngày 11/01/2007 

4

d  –    10.756 m3

5

b

6

d

7

8

d-TPHồ Chí Minh-Biên Hòa-Vũng Tàu

9

1+c ,  2+a , 3+d ,  4+b

10

1+ d , 2+ c , 3 +b , 4+ a

 

II. PHẦN TỰ LUẬN:

            Câu 1:                     (6 điểm)

            1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp:        (4,5 điểm)

            a/ Nhân tố tự nhiên:               (2 điểm)

        + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng ,tạo cơ sở nguyên liệu,nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành:                                                                      (1,5đ)

  • – Khoáng sản nhiên liệu: than,dầu .khí đốt tạo điều kiện phát triển CN năng lượng , hóa chất.
  • – Kim loại: Sắt,thiếc ,chì,kẽm,đồng,crôm,….tạo điều kiện phát triển công nghiệp luyện kim đen,luyện kim màu.
  • – Phi kim loại: Apatit,photphoric, pi rit,….tạo điều kiện phát triển công nghiệp hóa chất.
  • – Vật liệu xây dựng : đá vôi,cát,sét….tạo điều kiện phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
  • – Thủy năng : trữ năng thủy điện lớn (30 triệu kw) cso khả năng phát triển công nghiệp điện ( thủy điện ).
  • – Tài nguyên khí hậu,nước,sinh vật thuận lợi tạo điệu kiện phát triển nông, lâm, ngư nghiệp làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

       + Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo ra các thế mạnh  cho từng vùng :         (0,5 đ)

  • – Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh vê khai khoáng,năng lượng (than,thủy điện,nhiệt điện)
  • – Đông Nam Bộ : Công nghiệp chế biến,khai thác dầu mỏ,…
  • – Đồng bằng sông Cửu Long : Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản

b/ Các nhân tố về kinh tế -xã hội :     ( 2,5 điểm)                                                      

  • – Dân số đông : sức mua phát triển ,thị hiếu cũng thay đổi,thị trường trong nước phát triển. (0,25)
  • – Nguồn lao động dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật,tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động và cả 1 số ngành công nghiệp công nghệ cao . (0,25)
  • – Lao động rẻ : là điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp (0,25)
  • – Trình độ công nghệ còn thấp,hiệu quả sử dung thiết bị chưa cao mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu lớn. (0,25)
  • – Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, công nghiệp chỉ tập trung ở 1 số vùng.(0,25)
  • – Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện ở các vùng kinh tế trọng điểm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở các vùng nầy. (0,25)
  • – Chính sách công nghiệp hóa , chính sách mở cửa , việc phát triển kinh tế nhiều thành phần ,cơ chế quản lý thông thoáng,chính sách kính tế đối ngoại rông mở đã khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước ,tận dụng được nguồn vốn và kỹ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới. (0,5)
  • – Thị trường thế giới và trong nước ngày càng phát triển nhưng cũng bị cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi mẫu mã, chất lượng cao hơn và cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. (0,5)

2/ Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta:    ( 1,5 điểm)

  • – Công nghiệp khai thác nhiên liệu : Than ,dầu khí.
  • – Công nghiệp điện : Thủy điện, nhiệt điện.
  • – Công nghiệp cơ khí -điện tử.
  • – Công nghiệp hóa chất.
  • – Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng .
  • – Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
  • – Công nghiệp dệt may.

Câu 2:             ( 4 điểm )

Đông Nam Bộ tuy là vùng có diện tích nhỏ nhưng lại dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

 Nguyên nhân:

1) Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên:     ( 2,5 điểm)

a/ Vị trí địa lý: Thuận lợi để phát triển kinh tế -xã hội .   (1,0 đ)

  • – Nằm gần đồng bằng sông Cửu Long – vùng lương thực,thực phẩm lớn nhất cả nước,giao lưu thuận tiện nhờ mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ.
  • – Giáp với vùng Tây Nguyên -vùng có nhiều lâm sản.
  • – Giáp với duyên hải Nam Trung Bộ nơi có nhiều tiềm năng về hải sản.
  • – Giáp với Campuchia có thể giao lưu bằng đường bộ với nước bạn.
  • – Bằng đường bộ,đường sắt có thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước.
  • – Có cảng Sài Gòn,cảng Vũng Tàu và Sân bay Tân Sơn Nhất là cửa ngõ của vùng thông ra nước ngoài.

b/ Điạ hình- Đất đai-Khí hậu:                                           (0,75 đ)

  • – Địa hình thoải,đất đỏ ba dan chiếm 40% diện tích của vùng và diện tích đất xám chiếm tỉ lệ nhỏ hơn tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất ba dan nhưng thoát nước tốt.
  • – Khí hậu cần xích đạo nóng ẩm.

Đây là tiềm năng to lớn để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm ( cao su,cà phê,hồ tiêu,điều), cây công nghiệp ngằn ngày ( đậu tương,mía,thuốc lá ) và cây ăn quả.

  • – Vùng biển ấm,ngư trường rộng thuận lợi để xây dựng các cảng cá.Ven biển có rừng ngập mặn có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Có thể phát triển giao thông,dịch vụ và du lịch biển.

c/ Tài nguyên thiên nhiên:                                               (0,75 đ)

  • – Tài nguyên lâm nghiệp: không lớn nhưng có thể cung cấp gỗ dân dụng và bảo tồn được các loài thú quý
  • – Thềm lục địa có trữ lượng lớn .
  • – Đất sét và cao lanh cho công nghiệp gốm sứ và vật liệu xây dựng .
  • – Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn

2) Kinh tế -xã hội :    (1,5 điểm)                   

–     Là địa bàn đông dân thị trường tiêu thụ rông lớn.

–     Lực lượng lao động dồi dào có chuyên môn kỹ thuật cao.

–     Có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước

–     Cơ sở hạ tầng phát triển tốt  đặc biệt là giao thông vận tải,thông tin liên lạc.

–     Có Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm công nghiệp,giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước

–     Có nhiều di tích lịch sử,văn hóa có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển du lịch.             

Câu 3:             ( 5đ)

            a/ Vẽ biểu đồ:

  • – Xử lý số liệu ra % (1,5 đ)

   (%)

Loại đất

Tổng diện tích

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất chưa sử dụng

Tây Nguyên

100

23,6

55,4

3,4

17,6

ĐBSCL

100

74,5

9,1

8,5

7,9

Tổng diện tích đất ở Tây Nguyên : 5447,5 nghìn ha

Tổng diện tích đất ở đồng bằng sông Cửu Long là: 3973,4 nghìn ha.

  • – Tính bán kính: Đồng bằng sông Cửu Long bán kính r1 = 2 ( cm)

Tây Nguyên:                        bán kính r2 = 2,34 ( cm)     (0,5)

  • – Vẽ hai biểu đồ tròn có bán kính tương ứng và chú giải đầy đủ (1,0)

b/ So sánh và giải thích:    (2,0 điểm)

  • So sánh: Cơ cấu sử dụng đất của hai vùng có sự khác biệt. (0.5)
  • Giải thích:

+ Đồng bằng sông Cửu Long:                                                                        (0.75)

  • Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn,đất lâm nghiệp chiếm diện tích nhỏ vì đất đai của đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
  • Đất chuyên dùng chiểm tỉ lệ khá lớn vì đây là vùng đông dân cư.
  • Đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ nhỏ vì đẩy mạnh khai hoang phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Tây Nguyên:                                                                                                (0.75)        

  • Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn vì diện tích rừng còn nhiều.
  • Đất nông nghiệp chiếm diện tích khá lớn vì đây là vùng trồng nhiều cây công nghiệp.
  • Đất chưa sử dụng còn khá lớn vì đây là vùng đồi núi khó khai thác,diện tích hoang hóa còn nhiều.

 

 

 

 

 

 

Chuyên Địa 2008-2009

    SỞ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    THÀNH PHỐ CẦN THƠ

                  

               Đề chính thức

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

NĂM HỌC 2008-2009

Khóa ngày: 17/6/2008

 

                               

MÔN: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

 

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI

 

– Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận).

– Đối với phần trắc nghiệm: Nếu thí sinh chọn ý A, hoặc ý B, hoặc ý C, hoặc ý D thì ghi vào bài làm như sau: Ví dụ : Câu 1: thí sinh chọn ý A thì ghi: 1. A. Câu 2: thí sinh chọn ý C thì ghi: 2. C…

 

                                                    Đề thi gồm có hai trang :

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Trên Trái Đất, lục địa có diện tích lớn nhất là:

            A. Lục địa Nam Cực.                         B. Lục địa Á – Âu.

            C. Lục địa Bắc Mỹ.                                       D. Lục địa Ôx-trây-li-a.

Câu 2: Trên Trái Đất, Đại Dương có diện tích nhỏ nhất là:

            A. Thái Bình Dương.                          B. Đại Tây Dương.

            C. Bắc Băng Dương.                          D. Ấn Độ Dương.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của chế độ nước sông ngòi Bắc Bộ là :

            A. Lũ lên nhanh.                                             B. Lũ tập trung nhanh và kéo dài.

            C. Lũ thất thường.                                          D. Lũ kéo dài.

Câu 4 : Nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta là :

            A. Vốn đầu tư.                                                B. Lao động và thị trường.

            C. Tài nguyên thiên nhiên.                            D. Chính sách phát triển công nghiệp.    

Câu 5: Sự vận động nào không phải là vận động của nước biển và đại dương :

            A. Sóng.                                                          B. Thủy triều.

            C. Dòng biển.                                     D. Bão.

Câu 6: Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm là :

  • A. Nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa tập trung vào một mùa.
  • B. Nhiệt độ cao quanh năm và thời gian mưa quanh năm.
  • C. Nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa giảm dần và thời gian khô hạn tăng dần.
  • D. Nhiệt độ cao quanh năm và có mùa đông lạnh.

Câu 7: Tháp tuổi là biểu đồ để biểu hiện:

  • A. Số dân, giới tính, độ tuổi và trình độ văn hóa.
  • B. Số dân, giới tính, tình hình phát triển dân số.
  • C. Số dân, giới tính, nguồn lao động, độ tuổi.
  • D. Số dân, giới tính, nguồn lao động.

Câu 8: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là:

  • A. Thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất.
  • B. Thiếu nguồn lao động có tay nghề cao.
  • C. Thiếu thị trường ổn định, chất lượng hàng hóa chưa cao.
  • D. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang suy giảm.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN: (16 điểm)

 

Câu 1: (4 điểm)

Trình bày sự phát triển nền kinh tế nước ta. Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta hiện nay?

 

Câu 2: (6 điểm)

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã hội?

            

Câu 3: (6 điểm)

Cho bảng số liệu sau đây:

Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta

theo giá thực tế thời kỳ 1990-2002

                                                                                     Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

1990

  16393,5

  3701,0

  572,0

1995

  66793,8

16168,2

2545,6

2000

101043,7

24960,2

3136,6

2001

101403,1

25501,4

3273,1

2002

111171,8

30574,8

3274,7

                                (Nguồn: Niên giám thống kê, NXB Thống kê, 2004, trang 67)

 

            a) Với kiến thức đã học, hãy nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo giá thực tế thời kỳ 1990-2002 (chỉ nêu các dạng và cách vẽ, không yêu cầu vẽ)           

            b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất và giải thích vì sao có sự lựa chọn đó?

            c) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo giá thực tế thời kỳ 1990-2002.

 

———- Hết ———-

 

      Ghi chú: – Thí sính được sử dụng máy tính bỏ túi trong phòng thi.

                      – Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

 

          KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

NĂM HỌC 2008-2009

Khóa ngày: 17/6/2008

 

                              

HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÝ

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4 điểm = 8 x 0,5đ

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đán án

B

C

B

D

D

A

C

D

 

II. PHẦN TỰ LUẬN: (16 điểm)

 

   Câu 1: (4 điểm)

 

    * Đặc điểm của nền kinh tế nước ta: ( 2,5 điểm)

a) Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới: (0,5đ)

Nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu

b) Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới: (2 điểm)

Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển. (0,5 đ)

– Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở các mặt sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp-xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. (0,5 đ)

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. (0,5 đ)

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Hình thành hệ thống vùng kinh tế, với ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. (0,5 đ)

   * Những thành tựu và thách thức: (1,5 điểm )

– Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. (0,25 đ)

– Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. (0,25 đ)

– Hình thành một số ngành trọng điểm. (0,25 đ)

– Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. (0,25 đ)

– Khoảng cách giàu nghèo còn lớn

– Nhiều tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

– Các vấn đề xã hội như: việc làm, giáo dục, y tế… vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội (0,5 đ).

Câu 2: (6 điểm)

 

  • Ø Thuận lợi: ( 4 điểm)

* Điều kiện tự nhiên: ( 3 đ)

– Vị trí: (1 đ)

+ Phía Bắc: giáp Campuchia, phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

+ Gần đường biển quốc tế – hạ lưu sông Mê Kông -> giao lưu trao đổi với các nước                    

+ Gồm 13 tỉnh thành phố: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

            – Đất: Diện tích 4 triệu ha, trong đó: (0,5 đ)

+ Đất phù sa ngọt chiếm 1,2 triệu ha, thích hợp cho trồng lúa nước, là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp… Bình quân lương thực đầu người cao nhất nước: 1066,3 kg ( năm 2002). Ngoài ra còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước với các loại quả nhiệt đới như: Xoài ( Tiền Giang), Bưởi ( Vĩnh Long), Dừa ( Bến Tre)…

+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích 2,5 triệu ha, có tiềm năng lớn để mở rộng diện tích đất sản xuất.

– Sông ngòi – kênh rạch: chằng chịt. Có hệ thống sông Mê Kông chảy qua thuận lợi cho giao thông thuỷ phát triển, hằng năm cung cấp lượng phù sa lớn cho đất trồng, ngoài ra còn đem lại nguồn thuỷ sản rất lớn cho vùng. (0,25 đ)

– Khí hậu: Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào, thích hợp cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển xanh tốt quanh năm. (0,25 đ)

            – Sinh vật: (0,5 đ)                                                                            

            + Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn

            + Thủy sản:

. Nguồn nước ngọt dồi dào, hàng năm sông Mê Kông mang lại nguồn lợi cá tự nhiên rất lớn, ngoài ra còn phát triển mạnh nghề nuôi cá trên sông ( An Giang, Vĩnh Long)

. Vùng biển ấm quanh năm, có ngư trường cá lớn ( Kiên Giang – Cà Mau) nhiều đảo và quần đảo thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước.

– Du lịch: có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như du lịch miệt vườn, du lịch sông nước ( chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng, Phong Điền). Du lịch biển đảo: Phú Quốc, Hà Tiên…(0,25 đ)

            – Khoáng sản: có mỏ than bùn ( U Minh), đá vôi ( Hà Tiên) (0,25 đ)

* Điều kiện xã hội: (1 đ)

– Dân số: 16,7 triệu người ( năm 2002) có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng

– Dân tộc: Ngoài người Kinh còn có ngừơi Khơme, Hoa, Chăm là tiền đề để phát triển một nền văn hoá đa dạng

– Các tiêu chí về phát triển dân cư xã hội của vùng cao hơn mức trung bình cả nước như: tỉ ệ hộ nghèo, thu nhập bình quân theo đầu người, tuổi thọ trung bình…

  • Ø Khó khăn: ( 2 điểm)

– Diện tích đất phèn, mặn còn chiếm diện tích lớn, cần phải cải tạo mới đạt hiệu quả sản xuất cao

– Mùa lũ nước từ sông Mê Kông chảy về làm ngập úng các tỉnh đầu nguồn: Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang…gây khó khăn, thiệt hại về người và sản xuất

– Vào mùa khô thường xảy ra khô hạn gây cháy rừng ( U Minh)

– Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chất lượng du lịch chưa cao

– Mặt bằng dân trí còn thấp so với một số thành phố lớn trong cả nước.

 

Câu 3: (6 điểm)

            a) Nêu các dạng có thể vẽ được: (1 đ)

            – Biểu đồ tròn (xử lý số liệu và vẽ 5 hình tròn)

            – Biểu đồ ô vuông (xử lý số liệu và vẽ 5 ô vuông)

            – Biểu đồ cột chồng (xử lý số liệu và vẽ 5 cột chồng)

            – Biểu đồ miền (xử lý số liệu và vẽ biểu đồ miền)

            b) Chọn một dạng thích hợp nhất, vẽ, giải thích : (3,5 đ)

            – Chọn biểu đồ miền (0,5 đ)

            + Xử lý số liệu (%) (1 đ)

Năm

Tổng

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

1990

100

79,3

17,9

2,8

1995

100

78,1

18,9

3,0

2000

100

78,2

19,3

2,5

2001

100

77,9

19,6

2,5

2002

100

76,7

21,1

2,2

           

– Vẽ biểu đồ miền: (1,5 đ)

  • Ø Vẽ chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trục tung và năm ở trục hoành.
  • Ø Có chú giải và tên biểu đồ.

– Giải thích: (0,5 đ)

  • Ø Các biểu đồ còn lại tuy không sai, nhưng chưa thấy rõ được cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu một cách trực quan.
  • Ø Biểu đồ miền đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi và rất trực quan.

            c) Nhận xét và giải thích: (1,5 đ)

            – Nhận xét:

  • Ø Có sự chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi nhưng chưa nhiều.
  • Ø Dịch vụ biến động ít.
  • Ø Xu hướng là tăng tỉ trọng chăn nuôi và giảm tỉ trọng trồng trọt.

            – Giải thích:

  • Ø Theo xu thế chung của thế giới.
  • Ø Đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Bình luận về bài viết này